Thanh toán trực tuyến là gì? Quy trình thanh toán trực tuyến
Với sự phát triển của thương mại điện tử ngày nay, việc thanh toán trực tuyến đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về thanh toán trực tuyến qua bài viết dưới đây.
1. Hiểu về thanh toán trực tuyến là gì?
Thanh toán trực tuyến là quá trình thực hiện các giao dịch tài chính hoặc mua bán hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ thông qua các thiết bị có kết nối internet như: smartphone, máy tính để bàn, laptop.
Thay vì phải thực hiện giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, khách hàng có thể sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến qua ví điện tử hoặc ngân hàng để chuyển tiền hoặc thực hiện thanh toán giao dịch mà không cần tới cửa hàng vật lý.
Thanh toán trực tuyến thường được tích hợp trong dịch vụ trung gian thanh toán giúp khách hàng dễ dàng thanh toán khi mua hàng trên website có kết nối với các cổng thanh toán thương mại điện tử.
2. Quy trình thanh toán trực tuyến qua 5 bước
Quy trình thanh toán trực tuyến bao gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Khách hàng tiến hành chọn sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có nhu cầu mua trên website hoặc ứng dụng.
- Bước 2: Để tiến hành thanh toán, khách hàng sẽ cần điền thông tin thanh toán như số thẻ ngân hàng, thông tin ngân hàng hoặc sử dụng hình thức thanh toán qua ví điện tử.
- Bước 3: Sau khi tiến hành gửi thông tin thanh toán. Thông tin thanh toán của khách hàng sẽ được mã hóa và gửi đến hệ thống thanh toán trực tuyến.
- Bước 4: Hệ thống / Bộ phận xử lý thanh toán sẽ xác nhận thông tin và tiến hành xử lý giao dịch.
- Bước 5: Giao dịch được xác nhận thanh toán thành công, khách hàng và doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về việc thanh toán đơn hàng thành công.
3. Nền tảng thanh toán trực tuyến
Tài khoản và khách hàng: Khi khách hàng thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp cần có thông tin tài khoản thanh toán để nhận được tiền của khách hàng. Sau khi các giao dịch trực tuyến được xử lý và có trạng thái thành công, tiền sẽ được luân chuyển từ tài khoản của doanh nghiệp (người bán) sang tài khoản chính thức của doanh nghiệp (người bán).
Hệ thống bảo mật: Trong thanh toán trực tuyến thì bảo mật là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo thông tin cho khách hàng và uy tín, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Đối với việc thanh toán trực tuyến, cần tích hợp với các đối tác cổng thanh toán hoặc ví điện tử đảm bảo các yếu tố về bảo mật TLS, SSL, PCI DSS nhằm đảm bảo dữ liệu được mã hóa an toàn trong quá trình xử lý giao dịch.
Tích hợp API thanh toán: Các dịch vụ trung gian thanh toán trực tuyến hiện nay đều hỗ trợ tích hợp API trên các website, ứng dụng di động hoặc thương mại điện tử. Giúp doanh nghiệp, người bán có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến ngay trên nền tảng của mình.
4. Lợi ích của hình thức thanh toán trực tuyến
Hình thức thanh toán trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp, bao gồm:
Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí: Thanh toán trực tuyến giúp khách hàng có thể chốt đơn ngay khi thấy phù hợp với nhu cầu mua hàng mà không cần lo ngại về vấn đề thanh toán tiền mặt, giảm thiểu thời gian cho khách hàng, tiết kiệm thêm chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành.
Quản lý tài chính tốt hơn: Khi thanh toán online, các giao dịch hoặc lịch sử mua hàng của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lại thông tin thanh toán đơn hàng và doanh nghiệp cũng nắm bắt được xu hướng và các sản phẩm đang được ưa chuộng để có chiến lược bán tốt hơn.
Bảo mật cao, tránh rủi ro: Quá trình thanh toán trực tuyến được diễn ra theo quy trình và được bảo mật cao nhất. Việc thanh toán trực tuyến còn giúp doanh nghiệp và khách hàng tránh được những rủi ro như tiền giả, tiền rách, tiền không có khả năng lưu hành,... Các giao dịch chuyển tiền và thanh toán đều được bảo mật bởi ngân hàng, ví điện tử yêu cầu xác nhận mã OTP hoặc mã PIN để đảm bảo, tránh bị người khác trục lợi.
Linh hoạt và chuyên nghiệp: Triển khai hình thức thanh toán trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính linh hoạt, tăng trải nghiệm cho khách hàng khi có nhu cầu mua hàng trên website hoặc ứng dụng. Giúp khách hàng có thể tùy ý lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất.
Xem thêm:
Tương lai và xu hướng mua hàng online, thanh toán trực tuyến
Phân biệt giải pháp cổng thanh toán 2D và cổng thanh toán 3D
5. Các hình thức thanh toán trực tuyến hiện nay tại Việt Nam
5.1. Thanh toán trực tuyến qua thẻ
Thanh toán trực tuyến qua thẻ là một trong những phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam. Khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ (VISA DEBIT) để thực hiện thanh toán giao dịch trực tuyến một cách dễ dàng.
5.2. Thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử
Ví điện tử là một phương thức thanh toán trực tuyến được nhiều bạn trẻ hiện nay đang sử dụng. Với mã khuyến mãi, voucher giảm giá khi thực hiện thanh toán trực tuyến qua ví điện tử giúp khách hàng luôn ở trong trạng thái có được “giá hời” đã đưa ví điện tử thành một trong những cách thức thanh toán không thể thiếu tại các nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử hiện nay.
Một số ví điện tử nổi bật có thể toán trực tuyến tại Việt Nam như: Ví điện tử 9Pay, Momo, ZaloPay, VNPay,...
5.3. Thanh toán trực tuyến bằng chuyển khoản QR Code
Hình thức thanh toán thông qua mã QR Code đang được phủ rộng tại các cửa hàng và nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Bạn sẽ thấy khách hàng có một câu hỏi quen thuộc khi thanh toán mua hàng tại các cửa hàng là “cửa hàng mình có quét mã QR không?” hoặc “cho mình xin mã QR để chuyển khoản”.
5.4. Thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử
Cổng thanh toán điện tử là một giải pháp tối ưu về thanh toán trực tuyến cho doanh nghiệp kinh doanh, thương mại điện tử ngày nay. Doanh nghiệp có tích hợp cổng thanh toán điện tử sẽ giúp đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng trong quá trình mua hàng trên website, nền tảng thương mại điện tử.
6. Tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến với 9Pay
Công ty Cổ phần 9Pay hiện đang cung cấp các dịch vụ và giải pháp về thanh toán trực tuyến như Cổng thanh toán, Ví điện tử, Thu hộ chi hộ, Payment Link cho các doanh nghiệp kinh doanh và các nền tảng website thương mại điện tử.
9Pay cung cấp tất cả các phương thức thanh toán hiện có trên thị trường, thỏa mãn tất cả các nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dùng
6.1. Tiện ích khi tích hợp thanh toán trực tuyến với 9Pay
- Chuyển và nhận tiền nhanh chóng, an toàn.
- Thanh toán các hóa đơn, giao dịch và dịch vụ trực tuyến một cách tiện lợi với chi phí thấp nhất trên thị trường
- Tạo link thanh toán dễ dàng, đa nền tảng mà không cần tích hợp
- Hệ thống quản lý thông tin, tài chính nhằm gia tăng số lượng khách hàng - doanh thu
- Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu: PCI DSS, 3D-Secure, TLS
Xem thêm: Giải pháp tích hợp thanh toán trực tuyến cho ngành du lịch
6.2. Hướng dẫn đăng ký tích hợp thanh toán trực tuyến với 9Pay
Để sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại 9Pay, bạn cần cung cấp thông tin để nhận tư vấn giải pháp tích hợp thanh toán trực tuyến từ đội ngũ chuyên viên của chúng tôi bằng cách để lại thông tin cần tư vấn.
Nhận tư vấn về Cổng thanh toán
7. Các câu hỏi thường gặp khi tích hợp thanh toán trực tuyến
7.1. Phương thức thanh toán trực tuyến nào thường được sử dụng nhất hiện nay?
Phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Thẻ ATM, Credit, VISA, chuyển khoản ngân hàng với QR code, Ví điện tử.
7.2. Tích hợp thanh toán trực tuyến có thể thanh toán các giao dịch quốc tế không?
Câu trả lời là có, việc tích hợp thanh toán trực tuyến trên website theo hướng global hiện nay có thể cho phép bạn sử dụng để thanh toán các giao dịch quốc tế. Bạn cần chú ý về tỉ giá ngoại tệ và các phương thức thanh toán tại quốc gia của người nhận.
7.3. Làm thế nào để đảm bảo an toàn về thông tin khi thanh toán trực tuyến?
Để đảm bảo an toàn về thông tin trong quá trình thanh toán trực tuyến, bạn cần chú ý những điều sau:
- Luôn sử dụng mật khẩu mạnh, có chứa các kí tự đặc biệt, kí tự in hoa
- Sử dụng mã PIN, mã OTP, xác thực 2 yếu tố, Face ID, vân tay,...
- Chỉ cung cấp thông tin thanh toán trên các website có chứng chỉ bảo mật SSL, Https.
- Không chia sẻ các thông tin cá nhân, mật mã otp hoặc bất cứ thông tin nào liên quan đến vấn đề bảo mật.
- Luôn theo dõi các thông báo số dư và chuyển khoản từ ngân hàng để kiểm soát các giao dịch tốt nhất, khi phát hiện bất thường, bạn cần liên hệ ngay cho ngân hàng để xử lý về tài khoản và bảo mật.
- Luôn update ứng dụng thanh toán, ứng dụng ngân hàng ở phiên bản mới nhất.
8. Những hạn chế khi sử dụng thanh toán trực tuyến
- Rủi ro khi thanh toán: Rủi ro để lộ thông tin tài khoản hoặc bị lừa đảo khi thực hiện thanh toán trực tuyến.
- Đường truyền: Khi thanh toán trực tuyến cần có mạng internet để thực hiện các giao dịch, nếu bị ngắt kết nối hoặc không có mạng thì sẽ không thể thực hiện hình thức thanh toán trực tuyến.
- Thu phí giao dịch: Nếu giao dịch thanh toán có số tiền lớn hoặc thanh toán một số dịch vụ sẽ tiến hành thu phí qua mỗi giao dịch trực tuyến.
Các trường hợp lỗi hệ thống có thể khiến khách hàng bị đóng băng giao dịch hoặc giữ một khoản tiền đã thanh toán trong một thời gian nhất định.
Với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số và nhu cầu online của các doanh nghiệp hiện nay. Thanh toán trực tuyến là một tiện ích không thể thiếu cho các doanh nghiệp, tích hợp thanh toán online sẽ giúp đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và gia tăng được doanh thu cho công việc kinh doanh.
Để nhận tư vấn về việc tích hợp thanh toán trực tuyến với 9Pay, doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh có thể liên hệ với 9Pay qua các hình thức sau:
Email: biz@9pay.vn
Hotline: 1900 88 68 32