Sự khác biệt giữa bộ xử lý thanh toán và cổng thanh toán
Tìm hiểu về sự khác biệt và quy trình vận hành giữa bộ xử lý thanh toán và cổng thanh toán có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn trong nền tảng thanh toán trực tuyến hiện nay.
Trong lĩnh vực thanh toán thẻ và thanh toán trực tuyến có rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành có thể khiến bạn trở nên hơi khó hiểu.
Bộ xử lý thanh toán và cổng thanh toán là hai từ thường bị nhầm lẫn với nhau. Giữa việc khách hàng thực hiện thanh toán và tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
1. Bộ xử lý thanh toán là gì?
Bộ xử lý thanh toán (payment processor) là một tổ chức hoặc công ty chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch thanh toán trực tuyến giữa người mua, người bán và ngân hàng.
Bộ xử lý thanh toán chịu trách nhiệm xử lý thông tin thanh toán, xác minh tính hợp lệ của giao dịch và chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán.
2. Cổng thanh toán là gì?
Cổng thanh toán (payment gateway) là dịch vụ thanh toán trung gian cho phép người mua thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử,...
Cổng thanh toán đóng vai trò kết nối người mua, người bán và bộ xử lý thanh toán để hoàn tất giao dịch.
3. Sự khác biệt giữa cổng thanh toán và bộ xử lý thanh toán
Cổng thanh toán và bộ xử lý thanh toán là hai thành phần quan trọng trong hệ thống thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những điểm khác biệt như sau:
Đặc điểm | Bộ xử lý thanh toán | Cổng thanh toán |
Định nghĩa | Giữ vai trò kết nối người mua, người bán và ngân hàng trong các giao dịch thanh toán trực tuyến. | Dịch vụ thanh toán cho phép người dùng có thể thực hiện thanh toán trực tuyến qua các phương thức thanh toán khác nhau. |
Chức năng | Xử lý thông tin thanh toán, xác minh tính hợp lệ của giao dịch và chuyển tiền từ người mua sang người bán. | Kết nối người mua, người bán và bộ xử lý thanh toán để hoàn tất giao dịch. |
Vai trò | Kết nối người bán với ngân hàng của người mua để chuyển tiền. | Kết nối người mua với bộ xử lý thanh toán. |
Tương tác với người mua | Người mua không tương tác trực tiếp với bộ xử lý thanh toán. | Người mua tương tác trực tiếp với cổng thanh toán |
Tương tác với người bán | Người bán tích hợp bộ xử lý thanh toán với cổng thanh toán. | Người bán sử dụng cổng thanh toán để tích hợp thanh toán vào website hoặc ứng dụng. |
Vị trí trong hệ thống thanh toán | Ở giữa người mua và người bán, ngân hàng. | Ở giữa người mua, người bán và bộ xử lý thanh toán. |
4. Quy trình hoạt động của bộ xử lý thanh toán
Quy trình hoạt động của bộ xử lý thanh toán được chia thành 4 bước chính:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin thanh toán
Bộ xử lý thanh toán nhận thông tin thanh toán từ người mua, bao gồm số thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, ngày hết hạn, mã CVV/CVC và số tiền thanh toán.
Bước 2: Xác thực thông tin thanh toán
Bộ xử lý thanh toán xác thực thông tin thanh toán dựa vào việc liên kết với hệ thống ngân hàng của người mua.
Bước 3: Xử lý thanh toán
Nếu thông tin thanh toán được xác thực thành công, bộ xử lý thanh toán sẽ chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán.
Bước 4: Thông báo trạng thái thanh toán
Bộ xử lý thanh toán sẽ thông báo kết quả thanh toán cho người bán dựa theo trạng thái thanh toán thành công hoặc thanh toán không hợp lệ, thanh toán thất bại.
Bộ xử lý thanh toán và cổng thanh toán là hai thành phần quan trọng trong hệ thống thanh toán trực tuyến. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa bộ xử lý thanh toán và cổng thanh toán, vai trò của chúng trong luồng thanh toán.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm các giải pháp và dịch vụ khác của 9Pay về Thu hộ Chi hộ, Cổng thanh toán hãy liên hệ ngay với 9Pay thông qua các hình thức sau:
Nhận tư vấn về Cổng thanh toán
Hotline: 1900 88 68 32
Email: biz@9pay.vn
9Pay đã tích hợp và kết nối thành công với nhiều đối tác trong và ngoài nước về dịch vụ và giải pháp thanh toán số như:
Tiktok, Nimo TV, Razer, BIGO LIVE,... và hơn 40+ ngân hàng trong nước và quốc tế. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết nhất về giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp và website của bạn.
Có thể bạn quan tâm