Nhận tư vấn miễn phí về giải pháp thanh toán số! Liên hệ ngay
01/12/2022

Những lợi ích và quyền lợi bảo hiểm xe máy bạn nên biết

01/12/2022

Chiếc xe máy là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Do đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gồm môtô, xe máy là một giải pháp bảo đảm tài chính cho chủ xe với chi phí thấp.

nhung-loi-ich-va-quyen-loi-bao-hiem-xe-may-ban-nen-biet

Hiện tại, bảo hiểm bắt buộc với xe máy là loại giấy tờ chủ phương tiện buộc phải có khi đi trên đường. Tuy nhiên, người dân mua bảo hiểm xe máy chủ yếu để đối phó với cảnh sát giao thông là chính, còn phòng sự cố đền bù khi gây ra tai nạn lại là phụ. Đa phần mọi người dân khi mua còn chưa hiểu biết rõ ràng về công dụng mà bảo hiểm xe máy mang lại, vì vậy trong bài viết này 9Pay sẽ giải đáp tất cả cho bạn.

1. Phí bảo hiểm xe máy bắt buộc

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Phí bảo hiểm xe máy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, cụ thể:

- Mô tô 2 bánh:

+ Từ 50 cc trở xuống: 55.000 đồng.

+ Trên 50 cc: 60.000 đồng.

- Mô tô 3 bánh: 290.000 đồng.

- Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự:

+ Xe máy điện: 55.000 đồng.

+ Các loại xe còn lại: 290.000 đồng

2. Quyền lợi bảo hiểm

Tham gia Gói bảo hiểm toàn diện xe máy, khách hàng sẽ được bồi thường:

Thiệt hại vật chất xe xảy ra do hỏa hoạn, cháy, nổ bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe. Xe sẽ được bồi thường toàn bộ nếu thiệt hại, hư hỏng trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa, phục hồi đảm bảo lưu hành an toàn.

Thiệt hại về thân thế, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe gây ra.

Thiệt hại về thân thể đối với người điều khiển xe và người ngồi trên xe bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

3. Không có bảo hiểm xe máy có sao không?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 03/2021/NĐ-CP, người tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Nếu người điều khiển xe không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

4. Mua bảo hiểm xe máy bắt buộc ở đâu?

Theo quy định tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP, người dân có thể mua bảo hiểm xe máy bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ xe có thể đến các địa điểm sau để trực tiếp mua bảo hiểm xe máy:

- Trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất;

- Đại lý phân phối bảo hiểm;

- Ngân hàng;

- Cây xăng,…

Đặc biệt, hiện nay, chủ xe còn có thể mua bảo hiểm xe máy online qua các ví điện tử. Hiện nay, trên ứng dụng ví 9Pay đã tích hợp tính năng mua bảo hiểm xe máy, giúp người dùng có thể mua ngay bảo hiểm xe máy dễ dàng, nhanh gọn.

5. Các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau.

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
  • Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Người lái xe:

– Chưa đủ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

– Không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ.

– Sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– GPLX bị tẩy xóa hoặc sử dụng GPLX hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn.

– Sử dụng GPLX không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX.

– Người lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc bị thu hồi GPLX thì được coi là không có GPLX.

Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Chiến tranh, khủng bố, động đất.

Tin cùng chuyên mục

Xem tất cả >
Mje7-von-5-trieu-nen-kinh-doanh-gi-mach-ban-mot-vai-y-tuong-kinh-doanh-voi-5-trieu-dong

2024-09-10 17:45:02

1PPE-huong-dan-thanh-toan-tien-nuoc-nhanh-chong-tien-loi-qua-cac-kenh-thu-ho

2024-08-01 17:50:56

DBB5-tai-khoan-ao-la-gi-co-nhung-loai-tai-khoan-ao-nao

2024-07-31 17:45:47

Xem tất cả >