Nhận tư vấn miễn phí về giải pháp thanh toán số! Liên hệ ngay
3 ngày trước

Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hoá tại nhà thu lợi nhuận cao

3 ngày trước

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nhà là một cơ hội tốt để bạn khởi nghiệp và tăng thêm thu nhập. Dưới đây là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn đạt được thành công trong lĩnh vực này.

kinh-nghiem-kinh-doanh-cua-hang-tap-hoa-tai-nha-thu-loi-nhuan-cao

1. Các mô hình kinh doanh tạp hóa

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, việc hiểu rõ các mô hình tạp hóa phổ biến sẽ giúp bạn định hướng và lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện của mình:

  • Cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà: Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam, chủ cửa hàng tận dụng không gian nhỏ trong nhà để bày bán các mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Ưu điểm mô hình này là vốn đầu tư ban đầu thấp, không yêu cầu nhiều kinh nghiệm bán hàng, dễ quản lý và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Cửa hàng tạp hóa tự chọn: Mô hình này có quy mô lớn hơn (siêu thị mini, siêu thị gia đình), cung cấp đa dạng, nhiều loại mặt hàng hơn, từ thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, đồ dùng gia đình đến hóa mỹ phẩm,... Khách hàng có thể tự do lựa chọn sản phẩm mình cần sau đó mang ra quầy để thanh toán.
  • Cửa hàng tạp hóa dạng đại lý phân phối: Đây là hình thức cửa hàng hợp tác với các nhà phân phối lớn để lấy hàng với giá ưu đãi. Nếu bạn có nguồn vốn lớn và mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, bạn có thể trở thành đại lý phân phối, cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng nhỏ lẻ trong khu vực.

2. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

loa báo chuyển khoản

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định quy mô, khả năng duy trì và phát triển của cửa hàng trong tương lai. Số vốn cần thiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Mặt bằng: Nếu bạn tận dụng không gian nhà, chi phí này sẽ được tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thuê mặt bằng, bạn cần tính đến chi phí thuê hàng tháng.

Hàng hóa: Đây là khoản chi lớn nhất trong vốn đầu tư ban đầu khi mở cửa hàng. Bạn cần xác định rõ danh mục sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh và nhập hàng với số lượng phù hợp.

Trang thiết bị: Kệ, tủ trưng bày, máy tính tiền, loa báo tiền chuyển khoản, phần mềm quản lý bán hàng, quầy tính tiền,...

Giấy phép kinh doanh: Chi phí làm giấy phép và các thủ tục pháp lý liên quan.

Chi phí phát sinh: Ngoài ra, ngoài mở cửa hàng nếu bạn còn dự định bán online thì sẽ phát sinh thêm chi phí marketing, quảng cáo, vận chuyển,...

Tóm lại, chi phí mở cửa hàng tạp hoá phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn dù ở nông thôn hay thành phố. Thông thường chi phí bạn cần chuẩn bị có thể như dưới đây:

  • Cửa hàng nhỏ tại nhà: 30 - 100 triệu VNĐ
  • Cửa hàng tạp hoá tự chọn: 100 - 300 triệu VNĐ
  • Cửa hàng đại lý phân phối: 300 triệu - 1 tỷ VNĐ

*Lưu ý: Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Top 10 thiết bị cần có khi mở cửa hàng

3. Các bước mở cửa hàng tạp hóa thành công

3.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Đối với việc lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc kinh doanh, bạn cần chọn nơi đông dân cư, gần trường học, khu công nghiệp, chợ... để đảm bảo lượng khách ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn định mở cửa hàng tạp hoá tại nhà cũng nên cân nhắc xem nhu cầu của người mua và xung quanh có nhiều cửa hàng không.

3.2. Dự tính vốn mở cửa hàng

Lập bảng kế hoạch chi tiết về các khoản chi phí để đảm bảo bạn có đủ vốn để vận hành cửa hàng. Chia ngân sách hợp lý giữa nhập hàng, đầu tư thiết bị, chi phí rủi ro và duy trì vận hành.

3.3. Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp

Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng và lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tìm kiếm đại lý, nhà cung cấp uy tín, có giá tốt để tối ưu hoá lợi nhuận.

3.4. Chuẩn bị các loại giấy tờ pháp lý

Đảm bảo bạn có đầy đủ giấy phép kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đảm bảo tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy.

3.5. Sử dụng các thiết bị quản lý thanh toán, bán hàng

loa thông báo chuyển khoản

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi hàng tồn kho và quản lý cửa hàng hiệu quả. Ứng dụng các phương thực thanh toán hiện đại như thanh toán QR Code, loa báo tiền chuyển khoản giúp cửa hàng hoạt động nhanh chóng, thanh toán chuyên nghiệp.

<> Loa TingTing là thiết bị loa thông minh, giúp thông báo kết quả giao dịch chuyển khoản bằng giọng nói rõ ràng, dễ nghe, mang đến sự hiệu quả trong thanh toán và quản lý doanh thu bán hàng.

Mua Loa TingTing ngay TẠI ĐÂY!

3.6. Phân loại hàng hoá và xếp lên kệ

Sắp xếp hàng hóa khoa học, dễ tìm kiếm giúp khách hàng dễ dàng chọn mua và tạo không gian mua sắm thoải mái cho khách hàng, đồng thời giảm thất thoát hàng hoá. Trưng bày các mặt hàng nổi bật ở vị trí dễ nhìn, thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.7. Dự tính các rủi ro có thể gặp

Dự trù các tình huống rủi ro như hàng tồn kho, hàng hết hạn sử dụng, mất mát hàng hoá, biến động giá cả, khách hàng nợ tiền hoặc cạnh tranh từ đối thủ để có biện pháp phòng tránh, dự trữ tài chính và phương án xử lý phù hợp.

3.8. Khai trương cửa hàng

Tổ chức khai trương để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá,...để thu hút khách hàng trong thời gian đầu.

4. Kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa hiệu quả

4.1. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Luôn cập nhật thông tin về nhu cầu của khách hàng, các mặt hàng tạp hoá bán chạy, xu hướng tiêu dùng và thói quen mua sắm của khách hàng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Theo dõi hoạt động của các cửa hàng tạp hóa khác trong khu vực để nắm bắt thông tin về giá cả, sản phẩm và dịch vụ của họ.

4.2. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

Tạo không khí thân thiện, nhiệt tình và chu đáo để khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sắm tại cửa hàng của bạn. Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng bận rộn.

4.3. Cung cấp sản phẩm chất lượng

Đảm bảo các sản phẩm bạn bán là hàng chính hãng, thực phẩm như thịt, cá phải tươi ngon (tốt nhất là chỉ bán trong ngày), có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm để tránh trường hợp khách mua phải hàng hết hạn.

4.4. Tận dụng kênh bán hàng online

Xu hướng mua sắm online đang bùng nổ, cầu nhu thị trường lớn, vì thế nếu bạn tận dụng được kênh bán hàng online sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh doanh thu.

Mộ số cách bán hàng online như: tạo một fanpage để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi của cửa hàng. Đăng bán sản phẩm bạn đang có lên trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki...

5. Kinh doanh tạp hóa thì đóng thuế bao nhiêu?

Mức thuế bạn phải nộp khi kinh doanh tạp hóa phụ thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh của bạn. Bạn cần tìm hiểu kỹ về các quy định thuế hiện hành và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tùy vào quy mô kinh doanh, cửa hàng tạp hóa có thể phải đóng các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài: 300.000 - 1.000.000 VNĐ/năm tùy doanh thu.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 1-5% trên doanh thu.
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nếu doanh thu trên 100 triệu VNĐ/năm sẽ tính theo bậc thuế.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Thông tư 40/2021/TT-BTC để được hướng dẫn về thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hy vọng với những nội dung mà 9Pay đã cung cấp trong bài viết sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn khởi nghiệp thuận lợi và kinh doanh cửa hàng tạp hoá thành công!

Bài viết liên quan

10+ bí kíp giúp bạn mở cửa hàng tạp hóa thành công

Giải pháp loa thông báo kết quả giao dịch cho chủ cửa hàng

Tin cùng chuyên mục

Xem tất cả >
Nv8-4-cach-thanh-toan-tien-dien-online-nhanh-nhat-hien-nay

2023-05-15 16:54:31

nYj-huong-dan-thanh-toan-hoa-don-tien-dien-qua-vi-dien-tu-9pay

2023-05-15 11:17:36

ORQ-tim-hieu-ve-thoi-han-thanh-toan-tien-dien-evn-hang-thang

2023-05-12 15:55:30

Xem tất cả >