Nhận tư vấn miễn phí về giải pháp thanh toán số! Liên hệ ngay
22 giờ trước

Cơ hội của doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Việt Nam từ Nghị quyết 68-NQ/TW

22 giờ trước

Nghị quyết 68 được coi là “bệ phóng” giúp khu vực tư nhân bứt phá, qua đó cũng mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị dịch vụ thanh toán.

co-hoi-cua-doanh-nghiep-quoc-te-tai-thi-truong-viet-nam-tu-nghi-quyet-68-nqtw

Tháng 5/2025, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW, đặt ra nhiều giải pháp đột phá nhằm cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao vai trò doanh nghiệp. Nghị quyết là “bệ phóng” giúp khu vực tư nhân bứt phá, qua đó cũng mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị dịch vụ thanh toán.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp quốc tế và khu vực tư nhân tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực tư nhân trong nước và nhóm doanh nghiệp quốc tế đều đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế quốc và có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau

Nếu khu vực tư nhân có lợi thế về sự linh hoạt, nhanh nhạy, hiểu rõ thị trường bản địa trong khi đó, các doanh nghiệp quốc tế lại sở hữu nguồn vốn đầu tư lớn. Sự kết hợp giữa hai khu vực này tạo nên chuỗi liên kết giá trị hiệu quả. Thông qua việc hợp tác sản xuất cho đến phân phối hoặc thanh toán, doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng mạng lưới bản địa để tiếp cận, mở rộng thị trường và tối ưu chi phí.

Có thể kể đến lĩnh vực tài chính – công nghệ, các nền tảng thanh toán của Việt Nam như 9Pay đang đóng vai trò trung gian quan trọng để các đối tác quốc tế kết nối giao dịch với thị trường Việt Nam một cách minh bạch và an toàn. 

Nghị quyết 68: Chính phủ tạo “bàn đạp” cho khu vực tư nhân phát triển

Nghị quyết 68 thể hiện quan điểm mới của Chính phủ Việt Nam về vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên chuyển đổi. Theo đó Nghị quyết đã khẳng định vị trí quan trọng của khu vực tư nhân - là động lực của phát triển kinh tế quốc gia.

Từ đây, Nghị quyết đã đưa ra những phương hướng để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy cơ hội cho doanh nghiệp như hoàn thiện thể chế, giảm rào cản hành chính giúp tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn lực về tài chính và tài nguyên một cách hiệu quả.

Nghị quyết 68 hứa hẹn sẽ mang đến một kỷ nguyên mới cho khu vực tư nhân vươn mình. Với mối quan hệ bổ trợ, nhóm doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được hưởng lợi không nhỏ khi khu vực tư nhân phát triển.

Cơ hội cho doanh nghiệp quốc tế khi khu vực tư nhân phát triển

Ngay trong nghị quyết lần này, cũng đã có những cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân sẽ trực tiếp nâng cao hiệu quả đầu tư của nhóm doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

  • Mạng lưới đối tác chất lượng: Khi khu vực tư nhân trong nước nâng cao năng lực và nguồn lực, thì các doanh nghiệp quốc tế có nhiều lựa chọn đối tác chiến lược chất lượng để triển khai hợp tác. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí trong giai đoạn mới tiếp cận thị trường Việt Nam.

  • Môi trường hợp tác thuận lợi và minh bạch: Khu vực tư nhân lớn mạnh sẽ đi kèm với một môi trường kinh doanh hiệu quả và lành mạnh như hoàn thiện hành lang pháp lý, giảm thiểu thủ tục hành chính - vốn là những rào cản của doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam.

  • Thị trường tiêu dùng mở rộng: Nền kinh tế nội địa sẽ tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập người dân cải thiện và thúc đẩy hành vi tiêu dùng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp quốc tế mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

  • Hạ tầng dịch vụ số phát triển: Nghị quyết 68 kết hợp với chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành của nền kinh tế số. Hệ thống tài chính Việt Nam và công nghệ phát triển nhanh chóng để tạo nên hạ tầng thanh toán số hiện đại, thông suốt quốc tế. Đặc biệt tại các fintech như 9Pay – đơn vị trung gian thanh toán được NHNN cấp phép, đối tác quốc tế có thể dễ dàng kết nối với các giải pháp thanh toán nội địa hóa, dịch vụ thu hộ - chi hộ, giúp hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán.

Tựu chung, khi Nghị quyết 68 đi vào thực tế và khu vực tư nhân Việt Nam phát triển, các đối tác nước ngoài sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp, nhờ vào hạ tầng kinh doanh cởi mở, năng lực đối tác liên doanh vững vàng, và chính sách mở rộng hợp tác quốc tế mang tầm chiến lược.

 

Tin cùng chuyên mục

Xem tất cả >
Xem tất cả >