Cách chấp nhận thanh toán online không cần sử dụng website
Trong giai đoạn phát triển mạnh của các nền tảng trực tuyến hiện nay, việc sử dụng thanh toán online với payment link là một giải pháp tiện lợi và nhanh chóng cho cả người bán và người mua.
Tổng quan nội dung bài viết
- Thị trường thanh toán digital
- Mẹo sử dụng payment link
- Link thanh toán và phương tiện truyền thông xã hội
- Sử dụng link thanh toán trên Instagram
- Lợi ích của việc không có website với tư cách là một doanh nghiệp
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chấp nhận thanh toán online không cần sử dụng website.
1. Thị trường thanh toán digital
- Tổng giá trị giao dịch trên thị trường Thanh toán kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt 9,46 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
- Tổng giá trị giao dịch dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 11,80%, dẫn đến tổng số tiền dự kiến là 14,78 nghìn tỷ USD vào năm 2027.
- Thị trường lớn nhất của thị trường là Thương mại kỹ thuật số với tổng giá trị giao dịch dự kiến là 6,03 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
- Từ góc độ so sánh toàn cầu, có thể thấy rằng giá trị giao dịch tích lũy cao nhất đạt được ở Trung Quốc (3.639,00 tỷ USD vào năm 2023).
(Source: Statista - Digital Payments Worldwide Report)
Sự phát triển của thị trường thanh toán digital là do sự tăng trưởng mạnh của các nền tảng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Ngày càng có nhiều khách hàng có thói quen mua sắm trực tuyến và sử dụng các phương thức thanh toán online để thanh toán.
2. Mẹo sử dụng payment link
Payment link là một giải pháp thanh toán trực tuyến cho phép người bán tạo một liên kết duy nhất để khách hàng có thể thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang mua.
Người bán chỉ cần gửi link thanh toán cho khách hàng, khách hàng sẽ không cần truy cập vào website hoặc ứng dụng của người bán để thanh toán
Payment link có thể được sử dụng trên các kênh trực tuyến khác nhau, bao gồm email, mạng xã hội, tin nhắn SMS,...
Dưới đây là một số mẹo sử dụng payment link hiệu quả.
Tạo link thanh toán rõ ràng: Khi tạo link thanh toán nên bao gồm các thông tin quan trọng như tên sản phẩm/dịch vụ, giá cả, và thông tin thanh toán để khách hàng biết được mình đang thanh toán cho ai.
Tích hợp link thanh toán: Việc tích hợp payment link vào các kênh trực tuyến của bạn sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy link thanh toán và thực hiện thanh toán nhanh chóng hơn.
Thử nghiệm các cách gửi link thanh toán: Khi thử nghiệm sẽ giúp người bán nắm bắt được loại sản phẩm hoặc nội dung nào sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi với link thanh toán khi gửi cho khách hàng.
Tiếp thị qua SMS: Đưa link thanh toán vào tin nhắn văn bản SMS cho khách hàng của bạn, cho phép khách hàng thực hiện hành động mà không cần điều hướng qua nhiều bước của quy trình thanh toán hoặc nhấp qua website.
Giảm thiểu các bước thanh toán để hoàn thiện giao dịch sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thanh toán thành công.
Lưu ý:
Chỉ nên sử dụng dịch vụ payment link của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến uy tín. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp payment link trên thị trường mà bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ/giải pháp thanh toán phù hợp với doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Luôn chấp hành và tuân thủ các quy định về thanh toán điện tử. Người bán cần lưu ý tuân thủ các quy định này khi sử dụng payment link để tránh những lỗi không đáng có.
3. Link thanh toán và kênh bán trực tuyến
Kênh bán trực tuyến là một kênh tuyệt vời để tiếp cận khách hàng và chia sẻ link thanh toán của bạn. Bạn có thể chia sẻ link thanh toán trên các trang mạng xã hội hoặc fanpage của mình, chẳng hạn như các mạng xã hội đang phổ biến tại Việt Nam như: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo,...
Khi chia sẻ link thanh toán trên các kênh trực tuyến, hãy luôn đảm bảo đầy đủ các thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán cho khách hàng. Bạn cũng có thể đính kèm theo hình ảnh hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Dưới đây là một số cách sử dụng payment link trên các mạng xã hội trực tuyến:
Thêm link thanh toán vào mục tiểu sử, giới thiệu (bio). Việc này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy link thanh toán của bạn khi họ truy cập trang của bạn.
Đăng bài về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn kèm theo link thanh toán. Điều này sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình và khuyến khích khách hàng thanh toán.
Ví dụ cụ thể về cách sử dụng payment link trên các nền tảng mạng xã hội:
- Đối với Facebook: Bạn có thể chia sẻ link thanh toán trong các bài đăng hoặc tin nhắn trên Facebook. Bạn cũng có thể sử dụng các thẻ (hashtag) để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy link thanh toán của bạn.
- Với Instagram: Bạn có thể chia sẻ link thanh toán trong các bài đăng hoặc câu chuyện trên Instagram. Bạn cũng có thể sử dụng các thẻ (hashtag) hoặc gắn trong các stories để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Để thêm link thanh toán vào Instagram Stories, bạn có thể:
- Bước 1: Mở ứng dụng Instagram và tạo một bài đăng mới cho mục Stories.
- Bước 2: Nhấn vào biểu tượng nhãn dán.
- Bước 3: Chọn nhãn dán "Link".
- Bước 4: Nhập đường link thanh toán vào trường "Link".
- Bước 5: Nhấn "Đóng" và publish story của bạn.
4. Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng payment link và không sử dụng website
Không có website là một lựa chọn hợp lý cho một số doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của việc không có website với tư cách là một doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí: Quá trình xây dựng và duy trì một website có thể tốn kém nguồn lực và tài chính của doanh nghiệp và đối với những sản phẩm/dịch vụ đặc thù thì không cần thiết phải có website. Việc không có website có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
Tăng tính linh hoạt: Các doanh nghiệp không có website có thể dễ dàng thay đổi quy mô hoặc mô hình kinh doanh của họ mà không bị bó buộc hay phải thay đổi website trong mỗi lần chuyển đổi mô hình.
Tăng cường việc giữ chân khách hàng: Một cuộc khảo sát của Google cho thấy hơn 60% người tiêu dùng cho biết họ ít có khả năng mua hàng lại từ một doanh nghiệp sau một trải nghiệm tiêu cực. Việc có quy trình thanh toán dễ dàng, được thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn và có trải nghiệm thanh toán tốt hơn.
Tuy nhiên, qua các lợi ích thì cũng có một số nhược điểm của việc không có website, bao gồm:
Khó tiếp cận khách hàng: Sở hữu một website là cách tuyệt vời để tiếp cận khách hàng mới trên các công cụ tìm kiếm hiện nay như Google, Bing, Cốc Cốc,... Nếu doanh nghiệp của bạn không có website, bạn sẽ khó tiếp cận khách hàng mới khi họ thực hiện tìm kiếm về những sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Thiếu uy tín: Một website chỉn chu, đẹp mắt và cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách và doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh uy tín và chuyên nghiệp hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn không có website, khách hàng có thể sẽ không tin tưởng doanh nghiệp của bạn.
Giảm khả năng cạnh tranh trên các công cụ tìm kiếm: Các doanh nghiệp có website có thể có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp không có website. Ví dụ, các doanh nghiệp có website có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ qua các kênh tìm kiếm và cung cấp thông tin một cách trực quan hơn cho khách hàng.
Do đó, việc có hay không có website là một quyết định quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng các lợi ích của việc không có website mà không vướng mắc hay gặp phải những nhược điểm thì sẽ tạo ra chuyển đổi tốt hơn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ có thể không cần website:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như thợ sửa chữa hoặc nhà thiết kế, có thể không cần website để tiếp cận khách hàng.
Các doanh nghiệp mới thành lập: Các doanh nghiệp mới thành lập có thể không cần website ngay lập tức. Họ có thể bắt đầu kinh doanh mà không cần website và sau đó tạo website khi doanh nghiệp của họ phát triển.
Cuối cùng, quyết định có website hay không có website là quyết định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố và mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Có nhiều cách khác nhau để chấp nhận thanh toán online mà không cần sử dụng website. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể sử dụng payment link để chấp nhận thanh toán trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và giúp bạn dễ dàng vận hành việc kinh doanh online của mình.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm các giải pháp và dịch vụ khác của 9Pay về Thu hộ Chi hộ, Cổng thanh toán hãy liên hệ ngay với 9Pay thông qua các hình thức sau:
Hotline: 1900 88 68 32
Email: business@9pay.vn
9Pay đã tích hợp và kết nối thành công với nhiều đối tác trong và ngoài nước về dịch vụ và giải pháp thanh toán số như:
Tiktok, Nimo TV, Razer, BIGO LIVE, Tikop,... và hơn 40+ ngân hàng trong nước và quốc tế. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết nhất về giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp và website của bạn.
Xem thêm: