Nhận tư vấn miễn phí về giải pháp thanh toán số! Liên hệ ngay
4 ngày trước

Tương lai của thanh toán xuyên biên giới tại châu Á

4 ngày trước

Châu Á đang từng bước định hình lại tương lai của thanh toán xuyên biên giới.

tuong-lai-cua-thanh-toan-xuyen-bien-gioi-tai-chau-a

Hoạt động thanh toán xuyên biên giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng lớn. Theo báo cáo của FXC Intelligence trình bày tại Money20/20, thị trường thanh toán xuyên biên giới của khu vực đạt tổng cộng 12,8 nghìn tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 23,8 nghìn tỷ USD vào năm 2032. Con số này cao vượt trội hơn mức trung bình, chiếm hơn một phần ba tổng khối lượng thanh toán quốc tế toàn cầu.

Đổi mới công nghệ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển thanh toán xuyên biên giới tại châu Á

Khu vực châu Á lại rất đa dạng về hệ thống tài chính – các quốc gia có hạ tầng, khung pháp lý và thói quen tiêu dùng khác nhau rõ rệt. Dẫu vậy, khu vực này lại có truyền thống đổi mới công nghệ mạnh mẽ.

Có thể kể đến hệ thống thanh toán theo thời gian thực như UPI của Ấn Độ đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện suốt thập kỷ qua. Trong 10 năm tới, trọng tâm sẽ dịch chuyển ra bên ngoài, nhằm liên kết các hệ thống này trên toàn châu lục. Tại nhiều quốc gia ở châu Á, việc thanh toán ra nước ngoài đang trở nên dễ dàng và rẻ như thanh toán nội địa, ví dụ như Dự án Nexus của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đang thúc đẩy hơn nữa tính phổ cập và sự tiện lợi này.

Stablecoin cũng đang cho thấy tiềm năng mạnh mẽ, với mức độ ứng dụng trong ngành tại châu Á đã vượt xa phương Tây. Nhiều công ty lớn đã sử dụng các stablecoin phổ biến như một phần trong hạ tầng thanh toán xuyên biên giới – điều vẫn còn hiếm thấy ở Mỹ. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đang đánh giá công nghệ này và chờ xem bên nào sẽ “ra tay” trước.
Một lĩnh vực trọng yếu khác là ví điện tử. Sau khi đã phát triển vững chắc ở châu Á – với các công ty như Alipay, WeChat Pay và Grab đóng vai trò tiên phong – giờ đây trọng tâm chuyển sang khả năng liên thông giữa các ví và giảm thiểu ma sát trong thanh toán xuyên biên giới.

Dĩ nhiên, đây không phải là các công nghệ duy nhất thúc đẩy đổi mới trong hệ thống thanh toán châu Á. QR code, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), và cả API đều đang góp phần tạo ra một tương lai mà trong đó không có một công nghệ nào “thống trị”, mà là một hệ sinh thái nơi nhiều công cụ, mạng lưới và hệ thống có thể kết nối và hoạt động trơn tru với nhau.

Xu hướng dịch chuyển khỏi đồng USD

Song song với đổi mới công nghệ, một xu hướng khác đang nổi lên là giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và các tổ chức tài chính xoay quanh nó – điều đang góp phần định hình lại hệ thống tài chính.
Có thể thấy rõ xu hướng này tại Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc đang có sự thay đổi đáng kể trong các loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán không qua ngân hàng vào Trung Quốc trong thập kỷ qua. Vào tháng 3/2010, 86% giao dịch được thực hiện bằng USD, trong khi chưa tới 0,5% dùng đồng nhân dân tệ (NDT). Đến tháng 3/2025, tỷ lệ giao dịch bằng NDT đã vượt USD, lần lượt là 53% và 43%.

Tuy nhiên, với một hệ thống tài chính đa dạng và phân mảnh như hiện nay, khu vực vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn thực sự thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD – vốn vẫn là đồng tiền mặc định của thế giới trong tương lai gần. Dù vậy, nhiều nỗ lực đang được thúc đẩy, nhất là trong bối cảnh bất ổn do các mức thuế của Mỹ gây ra.
Các nỗ lực này bao gồm cả những giải pháp dựa trên tiền pháp định truyền thống và cả tiền kỹ thuật số, với nhiều sáng kiến đang được phát triển nhằm thay thế các stablecoin phổ biến hiện nay như USDC và USDT. Điều này còn được hỗ trợ bởi các hoạt động quản lý, chẳng hạn như dự luật về stablecoin được Cơ quan Tiền tệ Hong Kong giới thiệu vào tháng 12/2024 nhằm cấp phép cho công nghệ này.

Dù vẫn đang trong quá trình thông qua, dự luật này đã thúc đẩy hàng loạt sáng kiến, bao gồm liên doanh giữa Standard Chartered, công ty Web3 Animoca Brands và tập đoàn viễn thông HKT để phát hành một đồng stablecoin gắn với đô la Hong Kong.

Một số dự án khác cũng đang kết hợp các công nghệ mới nổi với nỗ lực giảm phụ thuộc vào USD, chẳng hạn như Dự án mBridge của BIS nhằm phát triển nền tảng tiền kỹ thuật số liên ngân hàng giữa Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, UAE và Ả Rập Xê Út.

Tất cả những xu hướng đang diễn ra – từ đổi mới công nghệ, mở rộng khả năng liên thông, đến việc tái cấu trúc lại hệ thống tiền tệ toàn cầu, châu Á đang từng bước định hình lại tương lai của thanh toán xuyên biên giới. Với tốc độ tăng trưởng vượt trội và nỗ lực thúc đẩy liên thông hệ thống, khu vực này không chỉ là thị trường trọng điểm mà còn là động lực dẫn dắt sự chuyển mình của ngành thanh toán toàn cầu trong thập kỷ tới.

Nguồn: Forbes

Tin cùng chuyên mục

Xem tất cả >
agjk-fintech-sang-tao-giup-doanh-nghiep-nho-tham-gia-thanh-toan-quoc-te

2025-06-23 11:30:02

dngj-ket-noi-cong-nghe-va-phap-ly-fintech-viet-mo-khoa-bai-toan-thanh-toan-xuyen-bien-gioi

2025-06-16 09:45:58

XOdP-doi-moi-la-chua-du-on-dinh-moi-la-loi-the-canh-tranh-that-su-trong-dich-vu-tai-chinh

2025-06-12 09:35:40

Xem tất cả >